Lớp Chuyên Viên Website Lành Nghề Online
Sống trẻ | Giáo dục (12:49 ngày 06/12/2012) | Xem ( 1831)

Ngàn mặt trời rực rỡ - Nỗi khổ đau sau tấm khăn choàng burqa

Có một xứ sở chìm đắm trong nội chiến, nơi người phụ nữ phải giấu mình và nỗi khổ đau sau tấm khăn choàng burqa. Đó là Afghanistan. Nhưng cũng có một Afghanistan rất khác trong "Ngàn mặt trời rực rỡ"của tác giả Khaled Hosseini.

Đó là một Afghanistan chưa từng được khám phá và chạm đến: đau thương nhưng đẹp đẽ và ngập tràn hy vọng. Với Ngàn mặt trời rực rỡ, từ đây người ta đã có thể gọi Afghanistan là xứ sở của yêu thương và khát vọng yêu thương.

Nhan đề được lấy từ một bài thơ của Saeb-e-Tabrizi, một nhà thơ Ba Tư sống vào thế kỷ 17,Ngàn mặt trời rực rỡthâu tóm trọn vẹn mọi cung bậc xúc cảm của con người về cuộc sống và tình yêu, nhất là khi những cung bậc cảm xúc ấy được nảy sinh từ trong lòng một thế giới đầy biến động như Afghanistan.

Ngàn mặt trời rực rỡdo NXB Văn học và Nhã Nam thực hiện, phát hành. Cuốn sách có giá bìa 92.000 đồng.

Tái hiện bối cảnh chính trị - xã hội của Afghanistan trong bốn thập kỷ với những chi tiết sống động và chân thực, Khaled Hosseini không đặt vấn đề phán xét, quy kết hay bày tỏ quan điểm chính trị trong tác phẩm của mình, bởi ông đơn giản "mong muốn độc giả tìm được sự cảm thông sâu sắc với những người dân Afghanistan, đặc biệt là những người phụ nữ Afghanistan qua những câu chuyện kể”.

Mariam và Laila, hai người phụ nữ chênh nhau gần hai mươi tuổi, chỉ thoáng gặp nhau đôi lần trên phố bỗng một ngày trở thành người một nhà, chung một ông chồng, chung một nghĩa vụ sinh con và chung những nỗi đau thầm kín. Mariam về làm vợ Rasheed khi mới 15 tuổi, lứa tuổi mà rất nhiều cô gái Afghanistan đã phải làm vợ, làm mẹ khi chưa từng một lần yêu và được yêu.

Cuộc đời của Mariam từ khi sinh ra cho đến lúc chết dường như đều gắn với lỗi lầm nào đó: ra đời từ mối quan hệ không được thừa nhận giữa một ông chủ giàu có với người quản gia (chính là mẹ Nana của Mariam); khi đi lấy chồng bị dằn vặt, hành hạ, đánh đập tàn nhẫn chỉ vì không thể sinh con; bị đè nén đến cùng cực đến mức buộc phải giết người chồng chung để cứu người phụ nữ cùng cảnh ngộ cũng là cứu chính mình và cuối cùng bị xử bắn.

Luôn bị ám ảnh mình là nguyên nhân gây nên cái chết của mẹ, bị ám ảnh bởi nỗi trống vắng cô lẻ khôn cùng khi không thể có con và ám ảnh bởi những đau đớn cả về thể xác và tinh thần do người chồng gây ra, ở Mariam, tất cả chỉ còn lại ngọn lửa leo lét của tình người mà cuối cùng cô cũng tìm được nơi để soi sáng và sưởi ấm, đó là Laila.

Laila, cô gái nhỏ mang trong mình giọt máu với Tariq, người cô hết mực yêu thương nhưng buộc phải rời xa vì chiến tranh, cho đến một ngày cô nhận được tin anh đã chết. Không còn cha mẹ, không chốn nương tựa, không còn niềm tin và hy vọng, Laila phó mặc cuộc đời mình cho Rasheed để có cơ hội chăm sóc và nuôi dưỡng đứa con - sợi dây kết nối duy nhất của cô với cuộc đời này.

Số phận của hai người phụ nữ cách nhau gần 20 tuổi được kể đan xen trong truyện như hình ảnh của người phụ nữ đất nước này. Ban đầu, giữa hai người phụ nữ cũng chỉ là khối im lặng đông đặc, thờ ơ. Nhưng sau đó, tìm thấy ở nhau một sự đồng cảm lớn lao khi cùng chịu đựng sự hành hạ tàn bạo của chồng. Hai người phụ nữ, một già, một trẻ lặng lẽ sưởi ấm tâm hồn nhau. Đối với Mariam, những tình cảm của Laila dường như là tình thương nhỏ bé hiếm hoi cuộc đời này dành cho cô.

Hai người phụ nữ, chung số phận đau thương, bị đè nén đến cùng cực đến mức Mariam buộc phải giết người chồng chung để cứu người phụ nữ cùng cảnh ngộ cũng là cứu chính mình. Mariam bị xử bắn. Bước ngoặt đó đem đến kết cục khác nhau cho số phận của hai người phụ nữ, nhưng dù sao họ cũng đã tìm thấy hạnh phúc và sự thanh thản theo cách của riêng mình.

Ngàn mặt trời rực rỡkhông rõ ràng là một cuốn tự truyện nhưNgười đua diều, tác phẩm rất thành công trước đó của Khaled Hosseini, khi ở đây là câu chuyện đời của hai nhân vật chính được kể đan xen nhau. Khi họ vén tấm màn bí mật bao phủ cuộc đời mình cũng là lúc họ soi rọi cuộc đời ấy vào số phận chung của hàng ngàn phụ nữ Afghanistan khác vẫn tiếp tục tồn tại, mặc cho chiến tranh, ly tán, mặc cho "tất cả những câu chuyện của người Afghanistan đều được đánh dấu bằng chết chóc, mất mát, đau thương không thể tưởng tượng nổi…”.

Trong một bối cảnh đầy biến động và ly tán suốt bốn thập kỷ ở Afghanistan, câu chuyện về những số phận bị vùi dập nhưng ám ảnh đã được lối dẫn dắt chân thật bậc thầy của tác giả khái quát từ số phận của hai nhân vật Mariam và Laila. Hai người phụ nữ có tuổi thơ trái ngược nhau, nhưng những biến cố khốc liệt đã khiến họ phải gặp nhau. Một là cô bé con rơi, một là cô gái thượng lưu rồi cả hai cùng trở thành vợ của một người đàn ông, cùng cố gắng sinh con cho anh ta và cùng bị đánh đập tàn nhẫn...

Số phận họ đã hòa quyện vào nhau trong thân phận đau thương, bền bỉ của người phụ nữ Afghanistan trước nền chính trị phức tạp và tôn giáo hà khắc, làm nên một trường ca tiểu thuyếtvô cùng cảm động. Tạp chí Time xếpNgàn mặt trời rực rỡở vị trí thứ 3 trong 10tiểu thuyếtxuất sắc nhất thế giới năm 2007.

Ngoài bìa cuốn sách có trích dẫn một câu nói "Bạn sẽ muốn hóa đá để không phải rơi lệ khi đọc cuốn sách này.” Nhưng những gì Khaled Hosseini mang lại cho chúng ta không chỉ là những rung động rất nhân bản của tình người mà còn cả vẻ đẹp của ngôn từ, cấu trúc, vẻ đẹp của nghệ thuật.

 

TríchNgàn mặt trời rực rỡ:

 

Mariam chưa từng được chạm vào xe hơi. Cô bé lướt tay quanh cái mui xe của Jalil, một chiếc xe hơi màu đen, bóng nhoáng, với những vành xe sáng choang nơi Mariam có thể nhìn thấy được hình ảnh của mình bị dẹt đi và kéo rộng ra. Ghế xe được làm bằng da màu trắng. Đằng sau bánh lái, Mariam nhìn thấy những bảng điều khiển ốp kính gắn kim đồng hồ bên trong.

Trong một thoáng, Mariam nghe thấy giọng nói của mẹ Nana vang lên trong đầu, nhạo báng và dập tắt những hy vọng âm ỉ, le lói trong cô.Đôi chân run run, Mariam tiến tới trước cửa ngôi nhà. Cô đặt tay lên tường. Những bức tường nhà bố Jalil mới cao làm sao, mới ẩn tàng nhiều bất trắc làm sao. Cô phải nghển cổ mới thấy được những ngọn cây bách nhô ra từ phía bên kia.Những ngọn cây đung đưa trong gió và cô tưởng tượng thấy chúng đang gật đầu đón chào cô.Mariam phải cố traais tĩnh lại khi đột nhiên cảm thấy mình mất hết can đảm.

Một cô gái trẻ đi chân trần ra mở cửa.Chị ta có một hình xăm ở dưới môi dưới.

"Em đến gặp Jalil Khan. Em là Mariam. Con gái của ông ấy".

Gương mặt cô gái thoáng một chút bối rối.Rồi chị nhanh chóng nhớ ra.Chị hơi mỉm cười và có phần hồ hởi. "Đợi ở đây nhé", chị nói nhanh.

Cánh cửa đóng lại.

Vài phút trôi qua.Rồi một người đàn ông ra mở cửa. Ông ta dáng người cao, vai vuông vức, đôi mắt ngái ngủ và gương mặt điềm tĩnh.

"Tôi là tài xế của Jalil Khan", ông ta nói, giọng khá tử tế.

"Là gì của ông ấy cơ ạ?"

"Là lái xe của ông ấy. Jalil Khan không có ở đây".

"Cháu nhìn thấy xe của ông ấy", Mariam nói.

"Ông ấy đi vắng vì bận việc gấp".

"Khi nào thì ông ấy về ạ?"

"Ông ấy không nói".

Mariam nói cô sẽ đợi.

Ông ta đóng cổng lại. Mariam ngồi xuống, thu gối vào sát ngực.Trời sắp tối rồi và cô dần cảm thấy ngày càng đói. Cô ăn chiếc kẹo bơ cứng của người đánh xe gari. Một lát sau, người lái xe lại xuất hiện.

"Cháu phải về nha đi", ông ta nói. "Không đầy tiếng nữa thôi là trời tối rồi".

"Cháu quen với bóng tối rồi".

"Trời sẽ lạnh đấy. Bác lái xe đưa cháu về nhà nhé? Bác sẽ bảo với ông ấy là cháu đã đến đây".

Mariam nhìn ông chăm chăm.

"Thế thì bác sẽ đưa cháu đến khách sạn. Ở đó cháu có thể ngủ thoải mái.Sáng mai chúng ta sẽ xem xem có thể làm gì".

"Cho cháu vào trong nhà di".

"Bác đã được lệnh không được làm thế. Nghe này, không ai biết được khi nào ông ấy sẽ về. Có thể mất nhiều ngày đấy".

Mariam khoanh tay. Người lái xe thở dài và nhìn cô bé với ánh mắt hơi tách móc.

Những năm sau đó, nhiều lần Mariam đã suy nghĩ không biết cuộc đời của cô sẽ như thế nào nếu cố để người lái xe đưa quay trở về kolba (túp lều hoặc căn nhà được dịch sơ sài, tạm bợ). Nhưng cô đã từ chối. Cô ở cả đêm ngoài ngoài nhà của Jalil. Cô nhìn màn đêm buông xuống, ngắm bóng tối dần nhấn chìm những dãy nhà xung quanh....

... Đến sáng, Mariam bị lay dậy. Mariam nhận ra dêm qua, ai đó đã đắp cho cô một cái chăn. Người lái xe đang lay vai cô.

"Thế này là đủ rồi. Cháu làm loạn hết lên rồi đấy. Rối tung hết cả. Đã đến lúc phải đi rồi".

Mariam ngồi dậy, dụi dụi mắt. Lưng và cổ cô đều đau nhức. "Cháu sẽ đợi ông ấy".

"Nhìn ta đây này", ông ta nói. "Jalil Khan nói rằng ta phải đưa cháu quay về bây giờ. Cháu có hiểu không? Chính Jalil Khan nói như vậy".

Người đàn ông mở cánh cửa khách phía sau dẫn vào trong xe. "Bia, đi nào", ông ta nói nhẹ nhàng.

"Cháu muốn gặp ông ấy", Mariam nói. Nước mắt cô giàn giụa. Người lái xe thở dài.

"Để ta đưa cháu về nhà. Đi nào, dokhtar jo".

Mariam đứng lên đi về phía ông.Nhưng rồi, đến phút chót, cô đổi hướng và chạy về phía cổng trước. Cô cảm thấy những ngón tay của người lái xe đang lóng ngóng tóm lấy vai cô.Cô đẩy ông ta ra và lao qua cánh cổng đang mở.

Chỉ trong vài giây, Mariam đã ở trong vườn nhà Jalil, mắt dán chặt vào một khu nhà kính có cây cối bên trong, cả những cây nho quấn quanh dàn gỗ, một cái hồ cá bằng đá xắm, cây ăn quả và những bụi hoa tươi sáng có mặt khắp mọi nơi. Ánh mắt cô lướt qua tất cả những thứ này trước khi bắt gặp một khuôn mặt ở cửa sổ trên tầng. Gương mặt đó chỉ xuất hiện trong một giây nhưng thế cũng đủ rồi.Đủ để Mariam nhìn thấy đôi mắt mở to và cái miệng há hốc.Rồi nó biến mất. Một bàn tay hiện ra.

Sau đó, có một đôi tay xốc nách và nhấc cô lên khỏi mặt đất.Chân Mariam giãy giụa. Những viên sỏi rơi ra khỏi túi áo. Mariam tiếp tục giãy giụa và kêu khóc trong lúc cô được mang ra ô tô và được đặt xuống chiếc ghế sau bọc da lạnh lẽo...

... Chiếc xe dừng lại và ngườia ái xe giúp cô bước ra ngoài. "Ta sẽ dẫn cháu về nhà", ông nói.

Cô để ông đưa sang đường và đi lên con đường mòn. Ven đường có những cây km ngân mọc và cả cỏ sữa đang vươn mình. Ong kêu vo vo trên những bông hoa dại sáng lấp loáng. Người lái xe cầm tay cô và giúp cô qua suối. Rồi ông để cô tự đi và nói về chuyện đợt gió kéo dài một trăm hai mười ngày nổi tiếng của Herat sắp bắt đầu thổi, suốt từ giữa sáng cho đến tối, và chuyện những con ruồi cát sẽ bước vào bữa tiệc ăn uống điên cuồng, và rồi đột nhiên ông đứng sững lại trước mặt cô, cố gắng che mắt cô và vừa đẩy cô quay ngược lại con đường vừa nói, "Quay trở lại! Không! Đừng nhìn.Quay lại.Quay trở lại!"

Nhưng không còn kịp nữa rồi. Mariam đã nhìn thấy. Một cơn gió mạnh chợt thổi rẽ tấm rèm bằng những cành liễu rủ và Mariam nhìn thấy thứ đang hiển hiện dưới gốc cây: chiếc ghế có lưng tựa bị đổ lật ngược.Sơi dây thừng thõng xuống từ một cảnh cây cao. Mẹ Nana đang treo lủng lẳng ở đầu dây.


 

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM
Công nghệ
Âm nhạc
Thế giới
Thế giới

Khám phá

Khoa học

Ảnh Video Clip

Thị trường

Tài chính chứng khoán

Bất động sản

Thông tin doanh nghiệp

Đời sống

Phóng sự

Từ thiện

Sống trẻ

Giáo dục

Việc làm

Gương mặt trẻ

Tuyển sinh
Phim ảnh

Truyền hình

Chiếu rạp

Thể thao

Việt Nam

Ngoại hạng Anh

La Liga

Thể thao Quốc tế

Hậu trường

Bài ảnh và Clip

Giải trí

Trong nước

Quốc tế

Âm nhạc

V-pop

K-pop

Âu Mỹ

Đẹp

Thời trang

Làm đẹp

Người đẹp

Công nghệ

Thiết bị số

Nội dung số

Blog

Ẩm thực

Du lịch

Chuyện 4 phương

Tình yêu