Lớp Chuyên Viên Website Lành Nghề Online
Thị trường | Tài chính chứng khoán (10:41 ngày 26/01/2013) | Xem ( 1632)

Người dùng ATM chờ lời hứa của ngân hàng

Là khập khiễng khi so sánh dịch vụ ATM tại Việt Nam với nước ngoài, song người dùng thẻ vẫn hi vọng lời hứa "chất lượng tương xứng với phí" được các ngân hàng thực hiện.

Tại nước ngoài, nếu không được miễn phí, khách hàng dùng dịch vụ ATM cũng không phải khó chịu vì máy trục trặc, dở chứng. Chị Linh - một Việt kiều định cư tại Hà Lan cho biết, hầu hết các giao dịch với ATM tại nước này đều được miễn phí, trong đó có rút tiền ngoại mạng. Tại Hà Lan, khách được rút tối đa 1.250 euro/tuần tại các máy lẻ, và 5.000 euro/lần trong các ATM lớn ở trụ sở ngân hàng.

Mức rút tối đa với người đăng ký online hoặc làm việc trực tiếp với nhân viên ngân hàng là 50.000 euro. Riêng việc phát hành thẻ được miễn phí hoàn toàn, khách chỉ mất 5 euro cho một quý để duy trì tài khoản. Chị này cũng cho hay, chất lượng ATM tại Hà Lan khá tốt, chưa từng bị sự cố liên quan đến thẻ khi rút tiền dù đã sống ở đây được 4-5 năm.

Còn tại Anh, sinh viên du học được miễn phí dùng thẻ ATM trong một năm đầu tiên. Phí ATM tại Anh khoảng 10 euro/tháng và được tính chung cho tất cả các lần giao dịch chứ không tách rời từng lần như ở Việt Nam. Tại tiểu bang California (Mỹ), rút tiền hoặc truy cập thông tin nội mạng bằng ATM được miễn phí hoàn toàn, còn phí ngoại mạng là 2 USD/lần, được áp dụng cho tất cả các ngân hàng trong khu vực.

Tại Việt Nam, trục trặc với máy ATM thường xuyên diễn ra, đặc biệt dịp cuối năm khi lượng giao dịch tăng lên so với bình thường. Ảnh: L.A.

Riêng ở Việt Nam, trục trặc với máy ATM vẫn thường xuyên xảy ra, đặc biệt là dịp cuối năm, dù quy định thu phí rút tiền nội mạng còn 2 tháng nữa mới thực thi và lời hứa "chất lượng tương xứng với phí” chưa nhìn thấy.

Tối thứ bảy tuần trước, anh Lê, nhà ở Mỹ Đình (Hà Nội) đi mua sắm tại một trung tâm thương mại ở khu vực Cầu Giấy và phải rút tiền mặt ATM do máy quẹt thẻ bị hỏng. "Chạy 5-6 máy ATM của đủ các ngân hàng trong đó có ngân hàng chủ thẻ mà không rút được, cuối cùng, hàng đã đóng gói, đành bảo nhân viên để đó sáng hôm sau đến thanh toán”, anh Lê bức xúc cho biết. Khách hàng này cũng nói thêm, chấp nhận đóng phí ATM rút tiền nội mạng và các loại phí khác của ngân hàng, nếu như dịch vụ hoàn thiện và không phải chạy rong ruổi hàng 5-6 máy ATM mới rút được tiền như vậy.

Đưa cảnh báo chưa thể so sánh về dịch vụ ATM tại Việt Nam với các nước trên thế giới, nhưng cả người dùng thẻ giới chuyên gia vẫn chờ đợi hiệu quả của tuyên bố "thu phí để nâng cao chất lượng, dịch vụ” từ phía các ngân hàng.

Từng có kinh nghiệm mở ngân hàng tại Mỹ, ông Nguyễn Trí Hiếu- chuyên gia tài chính ngân hàng - nêu ý kiến, tại Việt Nam, hệ thống ngân hàng đang trong giai đoạn hoàn thiện, do đó, chỉ nên thu phí ngoại mạng. Ông cho rằng, đây cũng là cách để hoạt động giao dịch thẻ của Việt Nam có thể theo thông lệ quốc tế. "Nên xem rút tiền nội mạng tại ATM cũng như rút tại quầy, không cần áp phí. Còn với giao dịch ngoại mạng, vì ngân hàng phải bỏ chi phí không nhỏ để mua sắm máy ATM, bảo trì, sửa chữa, đảm bảo khoản tiền cố định trong máy, nên cần thiết và công bằng để áp phí cho rút tiền ngoại mạng, song cần thích hợp để hài lòng người dùng thẻ”, chuyên gia này kiến nghị.

Bàn luận về chất lượng dịch vụ ATM, chuyên gia này cho biết, vì hệ thống tự động, nên trục trặc là điều hiển nhiên, không chỉ tại Việt Nam mà bất cứ quốc gia nào cũng có thể gặp phải. Nhưng ở Việt Nam, một số ngân hàng mới xây dựng hệ thống rút tiền tự động chỉ 1-2 năm gần đây, nên việc xảy ra sự cố không có gì khó hiểu và việc nâng cao chất lượng phục vụ là nhiệm vụ của ngân hàng.

Một chuyên gia khác thì cho rằng, cần thiết phải căn cứ vào chi phí hoạt động thực tế của dịch vụ ATM để tính toán mức phí thu từ người sử dụng thẻ ngân hàng. Tuy nhiên, các ngân hàng Việt Nam không dễ công bố các chi phí này, nên theo vị chuyên gia trên, Hiệp hội ngân hàng có thể thu thập thông tin và công bố cho người dùng thẻ biết về phần trăm giao dịch ATM nội mạng, ngoại mạng làm căn cứ tính phí hợp lý.

Lãnh đạo một ngân hàng cổ phần ở Hà Nội đã từng tính toán chi ly các khoản chi phí mà ngân hàng phải mất để duy trì một máy ATM trung bình là 400-500 triệu đồng bao gồm tất cả tiền mua máy, thuê địa điểm, điện, bảo vệ, vệ sinh…, khấu hao 5 năm, mỗi năm mất 100 triệu đồng (10 triệu đồng/tháng). Phục vụ trung bình 100 khách/tháng với tổng số dư 400-500 triệu đồng, với phần chênh lệch lãi suất thu về là 2%/năm (khoảng 8-10 triệu đồng/năm, chưa đến 1 triệu đồng/tháng), theo lãnh đạo này, ngân hàng không đủ bù lỗ. Vị này nói thêm, việc duy trì ATM mà không thu phí nội mạng chỉ là cách tạo thói quen giao dịch qua tài khoản cho người dân.

Tuy nhiên, theo số liệu Hội thẻ ngân hàng Việt Nam cung cấp, tính đến cuối 2012 cả nước đã có hơn 50 triệu thẻ, tăng khoảng 10 triệu thẻ so với năm 2011, hệ thống máy ATM trên cả nước đã trên 13.600, tăng 400 so với 2011. Tính bình quân 50 triệu thẻ chỉ có khoảng 95% sử dụng để rút tiền một lần mỗi tháng, ngân hàng và hệ thống chuyển mạch thu về 40-50 tỷ đồng/năm, chưa kể đến khoản thu về từ các loại phí khác như sao kê tài khoản, rút tiền ngoại mạng, phát hành thẻ, vấn tin, cấp lại thẻ…

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM
Đẹp
Phim ảnh
Công nghệ
Thế giới

Khám phá

Khoa học

Ảnh Video Clip

Thị trường

Tài chính chứng khoán

Bất động sản

Thông tin doanh nghiệp

Đời sống

Phóng sự

Từ thiện

Sống trẻ

Giáo dục

Việc làm

Gương mặt trẻ

Tuyển sinh
Phim ảnh

Truyền hình

Chiếu rạp

Thể thao

Việt Nam

Ngoại hạng Anh

La Liga

Thể thao Quốc tế

Hậu trường

Bài ảnh và Clip

Giải trí

Trong nước

Quốc tế

Âm nhạc

V-pop

K-pop

Âu Mỹ

Đẹp

Thời trang

Làm đẹp

Người đẹp

Công nghệ

Thiết bị số

Nội dung số

Blog

Ẩm thực

Du lịch

Chuyện 4 phương

Tình yêu