Doanh nhân Việt thâu tóm doanh nghiệp ngoại
Số vốn của mỗi thương vụ "thâu tóm ngược" tại khách sạn Hilton Opera Hà Nội, Victoria, Deawoo... đều lên tới hàng chục triệu USD.
Trong khi nhiều thương hiệu Việt đang chực chờ nỗi lo bị các doanh nghiệp nước ngoài "nuốt” mất, thì cũng có một bộ phận các doanh nghiệp Việt lại tiến hành
1. Ông Trần Trọng Kiên - chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần Thiên Minh
Tháng 2/2011, chuỗi khách sạn Victoria tại Việt Nam của Công ty EEM Victoria Hong Kong đã về tay một doanh nghiệp Việt. Đó là Công ty Cổ phần Du lịch Thiên Minh. Chủ Tịch HĐQT Thiên Minh Trần Trọng Kiên, một doanh nhân Việt nổi tiếng trong ngành du lịch cùng các nhà đầu tư của mình, đã mua lại toàn bộ chuỗi khách sạn.
Cuộc thương lượng này kéo dài từ trong năm 2010 đến đầu năm 2011 mới "ngã ngũ” với mức giá trên 45 triệu USD, chưa bao gồm các khoản chi phí khác để mua lại toàn bộ cổ phần của EEM Victoria (Hong Kong). Thiên Minh trở thành chủ sở hữu của một hệ thống 6 khách sạn và resort mang thương hiệu Victoria tại Việt Nam.
6 khách sạn và resort Victoria hiện tọa lạc tại những thành phố du lịch nổi tiếng gồm Sapa, Hội An, Phan Thiết, Cần Thơ và Châu Đốc và tại Angkor Wat tỉnh Siem Riep, Campuchia.
2. Bà Nguyễn Thị Nga – Chủ tịch BRG
Đây là một trong những phi vụ âm thầm nhất nhưng cũng khiến không ít người ngả mũ kính phục. Đầu năm 2012, BRG đã mua lại toàn bộ cổ phần của các ông chủ Đức, Áo để nắm quyền điều hành khách sạnHilton OperaHà Nội – khách sạn 5 sao có vị trí rất đắc địa giữa lòng thủ đô.
Chủ nhân của Tập đoàn BRG – bà Nguyễn Thị Nga là chủ tịch Ngân hàng SeaBank – một trong 10 ngân hàng TMCP lớn nhất Việt Nam, vốn rất nổi tiếng với 2 sân golf ở Đồ Sơn Hải Phòng và Sóc Sơn, đồng thời là người nắm giữ mảnh đất vàng ven Hồ Thành Công Hà Nội. Đặc biệt, bà Nga đã ghi dấu ấn đậm nét với giới đầu tư trong quá trình cổ phần hóa công ty Intimex - một doanh nghiệp lớn của Bộ Công thương có rất nhiều vấn đề khi tiến hành cổ phần hóa.
3. Nguyễn Quốc Bình - Tổng giám đốc Công ty điện tử Hanel
Tháng 3/2012, bằng việc mua lại toàn bộ 70% cổ phần của khách sạn 5 sao Deawoo Hà Nội từ doanh nghiệp Hàn Quốc trong liên doanh Daewoo – Hanel, công ty Điện tử Hà Nội (Hanel) đã sở hữu 100% vốn của Khách sạn Daewoo Hà Nội.
Vụ
Deawoo là một trong số ít khách sạn lớn, sang trọng bậc nhất của Hà Nội, có vị trí đắc địa nằm ngay góc ngã tư Kim Mã, Liễu Giai, cạnh công viên Thủ Lệ.
5. Ông Nguyễn Thanh Hùng - Chủ tịch HĐQT Sovico Holdings
Mộtthương vụkhác cũng gây được chú ý là việc một trong những khu resort 5 sao đầu tiên của Việt Nam, có tiếng tăm trên toàn thế giới là Furama Resort Đà Nẵng đã được doanh nghiệp Việt Nam mua lại. Giữa năm 2005, Tập đoàn nội địa Sovico đã mua lại toàn bộ cổ phần của liên doanh Khu du lịch Bắc Mỹ An (gồm Công ty Du lịch Đà Nẵng và tập đoàn Lai Sun Hong Kong).
Sovico Holdings là một tập đoàn nội địa và Hùng và vợ là bà Nguyễn Thị Phương Thảo là những lãnh đạo cao cấp cũng như đóng vai trò là cổ đông sáng lập.
Bà Thảo còn giữ chức phó Chủ tịch thường trực HDBank, Chủ tịch điều hành Sovico Holdings, Tổng giám đốc Vietjet Air. Bà Thảo cũng đã từng tham sáng lập và quản trị tại Ngân hàng Quốc tế (VIB) và ngân hàng Techcombank.
Sovico Holdings đầu tư trên nhiều lĩnh vực như bất động sản (Furama Resort, Địa ốc Phú Long…), hàng không (Vietjet Air), tài chính (HDBank, PVFC Capital), thủy điện.
Ngoài ra, vẫn còn nhiều vụ đại gia trong nước mua lại khách sạn, resort của nhà đầu tư ngoại khác như Công ty Cổ phần Sao Sáng Sài Gòn, thành viên của Ngân hàng Nam Á, đã trả 11 triệu USD để sở hữu dự án Peninsula từ tay đối tác JSM Indochina Ltd.
Trước đó, năm 2008, khách sạn 4 sao Amara Saigon chính thức được đổi tên thành Ramana Hotel Saigon sau khi được một công ty trong nước - Công ty TNHH phát triển BĐS Vina mua lại từ công ty nước ngoài. Amara Saigon trước đây thuộc sở hữu của Công ty TNHH khách sạn Amara Saigon, 100% vốn nước ngoài.
Những vụ