Lớp Chuyên Viên Website Lành Nghề Online
Thị trường | Thông tin doanh nghiệp (12:37 ngày 06/12/2012) | Xem ( 1851)

Trương Đình Anh: Người kinh doanh Internet số 1 Việt Nam

Trong khi kinh doanh dịch vụ Internet bị coi là “chó ăn đá, gà ăn sỏi”, công ty lớn có hạ tầng tốt còn lỗ hàng trăm tỷ đồng thì Trương Đình Anh vẫn đều đặn thu lãi lớn.

Trước khi kinh doanh Internet, Trương Đình Anh– cựu Tổng giám đốc (CEO) FPT, là người sáng lập mạng Trí tuệ Việt Nam. Năm 1997, Trung tâm Internetcủa FPTđược thành lập với 4 người, do Đình Anh làm giám đốc và đạt doanh thu 100 triệu đồng (bắt đầu kinh doanh từ tháng 12). Lúc đó, ít người tin Đình Anh có thể làm nên chuyện gì với "cái trung tâm Internetchết đói và lỗ chỏng gọng đó” (lời một lãnh đạo FPT).

Năm 1998, Trung tâm Internet FPTcủa Đình Anh khuấy động thị trường với những chiêu chưa từng xuất hiện trước đó: thuê nhân viên giao dịch xinh như người mẫu, gửi xe miễn phí khi đăng ký dịch vụ, khuyến mại ào ạt... Đỉnh điểm của những cú sốc là việc Trương Đình Anhra quyết định tặng modem cho khách hàng mới đăng ký dịch vụ.Chưa hết, FPTcũng là nhà cung cấp đầu tiên tung ra dịch vụ Internettrả trước.

Nhờ những đóng góp cho sự phát triển mạnh mẽ của InternetViệt Nam, Trương Đình Anhtrở thành một nhân vật được giới truyền thông ưa chuộng. Năm đó, báo Thanh Niên đề cử và Trương Đình Anhđược bình chọn là một trong 10 thanh niên Việt Nam tiêu biểu. Đây cũng là thời điểm mà Đình Anh trả lời phỏng vấn báo chí với tuyên bố nổi tiếng: "Ước mơ của tôi là trở thành tỷ phú năm 35 tuổi và trở thành Thủ tướng năm 40 tuổi”.

Trương Đình Anh là người kinh doanh Internet hiệu quả nhất Việt Nam

Cuối năm 1998, Đình Anh cưới vợ - mối nhân duyên từ dịch vụ chat của mạng Trí tuệ Việt Nam. Bà xã (Đỗ Phương Thảo) là một nick rất nổi tiếng trên mạng này - Queenbee. Trong ngày cưới, chú rể đi đón dâu với khuôn mặt hốc hác vì thiếu ngủ do phải thức đêm cả tuần trước đó để "canh” hackers.

Dù phải mua lại dịch vụ (thuê đường truyền của Công ty VDC và EVN Telecom) để bán cho khách hàng, không có hạ tầng nhưng nhờ những chiêu kinh doanh độc đáo và vận hành hiệu quả, FPT Internetcó lãi ngay năm 1998 với doanh thu hơn nửa triệu USD. Hiệu quả kinh doanh của FPTtrong lĩnh vực này cũng đi kèm với những "danh tiếng phi mã” về chất lượng dịch vụ. Những chuyên gia trong ngành thường có những giai thoại về khuyến mại Internetcủa FPTnhư: Nếu FPTmiễn phí 1h truy cập thì bạn phải mất ít nhất 2h để vào mạng (do liên tục nghẽn), không nên check mail vào lúc FPTkhuyến mại vì sẽ mất... hàng giờ, nếu có miễn phí thực sự thì bạn chịu khó... thức đêm mà dùng.

Tuy nhiên, bất chấp những "lời ra tiếng vào”, người dùng vẫn "mê" Internetdo FPTcung cấp. Năm 2002, dịch vụ InternetDial up của FPTđạt đỉnh cao với việc tạo ra 1 tỷ phút điện thoại cố định chiếm 10% tổng sản lượng điện thoại cố định toàn Việt Nam (VDC chỉ tạo ra 1,5 tỷ phút).

"Trâu ngựa lên làm người”

Đang ở đỉnh cao, ít ai ngờ rằng, chỉ sang năm 2003, việc kinh doanh InternetDial up của Đình Anh đứng trước nguy cơ phá sản bởi sự xuất hiện của ADSL do Công ty VDC cung cấp. Đình Anh gọi sự xuất hiện của ADSL vào tháng 7/2003 là "cơn sóng thần trên thị trường Internet”.

Khi VDC cung cấp dịch vụ mới với tốc độ hàng megabit mỗi giây thìdịch vụ vài chục kilobit mỗi giây của Đình Anh đứng bên bờ vực thẳm: Khách hàng bỏ đi, chuyển sang đối thủ hàng loạt, doanh thu lao dốc. "Chúng tôi đếm sự tồn tại của mình bằng đơn vị tuần”, Đình Anh đã nói như vậy khi các nỗ lực đàm phán với Tập đoàn Bưu chính Viễn thông VN (VNPT) xin thuê lại sợi cáp để cung cấp ADSL bất thành (theo quy định FPTđược cung cấp dịch vụ ADSL nhưng lại không có cáp kéo đến nhà khách hàng).

Sau nhiều lần họp nội bộ FPT Internet(lúc đó đã chuyển thành công ty) nhưng không nhận được sự đồng thuận do vướng vấn đề pháp lý, lần đầu tiên Trương Đình Anhdùng đến quyền phủ quyết và hạ lệnh kéo cáp. Tháng 10/2003, FPTbắt đầu cung cấp ADSL với gói MegaNet và MegaBiz.

Cựu CEOFPTluôn cởi mở với giới truyền thông

Nói về quyết định này, Đình Anh chia sẻ: "Nếu VNPT cho thuê sợi cáp của họ thì giờ đây chúng tôi vẫn là một nhà cung cấp không có hạ tầng. Chúng tôi sẽ đời đời kiếp kiếp làm thuê cho VNPT và kính nộp cho họ phần lớn lợi nhuận. Nếu vậy, số phận của FPTrồi cũng sẽ như những anh nông dân suốt đời khốn khó làm trâu cày cho địa chủ. Trao đổi với đồng nghiệp, tôi nói đùa: FPT, Viettel (cũng chưa có hạ tầng ADSL)… khi đó muốn xin làm trâu, làm chó cho VNPT nhưng không được. Họ đã buộc chúng tôi phải làm người”.

Chuyển sang kinh doanh ADSL, Trương Đình Anhcũng tạo ra những điều khó tin trên thị trường. FPTcó điều kiện về hạ tầng và hỗ trợ kém hơn nhiều so với Viettel (chưa nói đến VNPT), việc chi hoa hồng cho nhân viên bán hàng cũng thấp hơn rất nhiều nhưng trong khi nhân viên, cộng tác viên của FPT Internetvẫn bán hàng như điên với trung bình hàng chục hợp đồng mỗi tháng thì ở Viettel doanh số chỉ là vài hợp đồng. Thời điểm 2004, hoa hồng trên mỗi hợp đồng ADSL của FPTlà 25.000 đồng, nếu tính lũy tiến thì cao nhất đạt gần 50.000 đồng (khi doanh số ở mức rất cao); Viettel trả đều đặn 75.000 đồng/hợp đồng.

Nguyễn Hồng Anh (Đội Cấn, Hà Nội) - nữ nhân viên thử việc, bán hợp đồng ADSL cho FPTthời kỳ đó chia sẻ: "Năm đó, 10 nhân viên, cộng tác viên FPT Internetmới có một máy điện thoại chỉ gọi được số cố định và phải thay nhau gọi cho khách hàng từ sáng đến 10h tối. Thế nhưng, làm việc lúc đó rất vui và mọi người cứ lao như điên chứ không tính toán gì nhiều. Đây là điều khác hẳn ở công ty khác dù họ trả lương cao hơn FPT”.

Cú sốc kế tiếp

Kinh doanh ADSL đang phát triển thuận lợi, Trương Đình Anhgặp tiếp một cú sốc cực lớn vào năm 2005 tại TP.HCM. Sở Bưu chính Viễn thông TP.HCM ra văn bản yêu cầu chi nhánh FPT Internettại đây phải ngừng cung cấp dịch vụ từ tháng 6/2005 vì vi phạm các quy định của Pháp lệnh Bưu chính Viễn thông.

Trên thực tế, việc kéo cáp để cung cấp dịch vụ ADSL của FPTđã có vấn đề về tính pháp lý từ trước và đó là lý do Đình Anh phải dùng quyền phủ quyết để tiến hành. Tuy nhiên, khi cung cấp dịch vụ một cách suôn sẻ hơn một năm cho hàng chục nghìn khách hàng, không ít người cũng bất ngờ trước quyết định cứng rắn của cơ quan quản lý.

Ở những sự cố khác, Đình Anh là người rất cởi mở với báo chí, trả lời mọi câu hỏi thẳng thắn. Tuy nhiên, khi xảy ra sự cố năm 2005, Đình Anh chỉ im lặng. Với một vài nhà báo thân quen, người hay có các phát ngôn ấn tượng chỉ nói: "Bây giờ là lúc nhạy cảm quá, tôi không thể nói gì được”.

Khi Trương Đình Anh từ chối phỏng vấn, đó là trường hợp đặc biệt nhạy cảm

Lúc đó, Hội đồng quản trị FPTmà đứng đầu là ông Trương Gia Bình phải thực hiện nhiều thủ tục khác nhau nhằm xin phép các cơ quan quản lý, hợp thức hóa việc cung cấp dịch vụ ADSL của công ty này. Theo đó, Công ty truyền thông FPTsẽ đổi tên thành Công ty viễn thông FPT( FPTTelecom) với 51% cổ phần thuộc về Nhà nước để đảm bảo đủ điều kiện cung cấp hạ tầng cho dịch vụ ADSL.

Trong thời gian cho hầu hết nhân viên tại TP.HCM nghỉ việc (có trợ cấp) đề chờ giấy phép, hoạt động của FPT Internettại các tỉnh thành khác phải cầm chừng để "ngóng” động thái của cơ quan quản lý, việc kinh doanh Internetcủa Trương Đình Anhluôn đứng trên bờ vực thẳm. Nếu xét về nguyên tắc, FPTphải ngừng cung cấp dịch vụ ADSL cho cả những khách hàng đã đăng ký sử dụng trước đó. Tuy nhiên, nhờ những nỗ lực "không mệt mỏi” của những thành viên trong Hội đồng quản trị FPT, công ty này chỉ phải "chịu án” không phát triển thêm khách hàng mới tại TP.HCM trong thời gian chờ giấy phép và vẫn được duy trì dịch vụ với các khách hàng cũ.

Sau 3 tháng nằm chờ, cuối tháng 9/2005, công ty mới có tên mới là FPTTelecom "ra đời” và được đoàn kiểm tra liên ngành thẩm tra đủ điều kiện cung cấp dịch vụ ADSL trên toàn quốc: Trương Đình Anhlại thoát nạn.

"Vua” kinh doanh Internet

Tháng 1/2008, FPTTelecom bất ngờ tung ra dịch vụ Internetbằng kết nối cáp quang (tốc độ cao hơn nhiều kết nối cáp đồng với ADSL). Nhờ việc đi tiên phong cung cấp một dịch vụ mới, lần đầu tiên FPTcó thể thực hiện chiến thuật "hớt váng” với những khách hàng giàu có – điều mà trước đây khi cung cấp Dial up hay ADSL đều phải nhường cho Công ty VDC. Tại những thành phố lớn, những khách hàng có khả năng sinh lãi nhiều nhất bị FPTTelecom "đánh chiếm” nhanh chóng. Cũng trong năm đó, lợi nhuận của FPTTelecom tăng hơn 50% so với năm trước.

Việc kinh doanh Internetcủa Trương Đình Anhcũng là một hiện tượng đặc biệt tại Việt Nam khi FPTTelecom luôn đạt lợi nhuận cực khủng trên doanh thu (khoảng 30% - tương đương với tỷ suất lợi nhuận của "mỏ vàng” thông tin di động) ở một lĩnh vực bị coi là "chó ăn đá, gà ăn sỏi”; các đối thủ khác (có cả tập đoàn viễn thông hàng đầu Việt Nam) đều kêu lỗ nặng. Theo báo cáo của công ty viễn thông lớn, kinh doanh Internetcủa đơn vị này lỗ hàng trăm tỷ đồng vào năm 2009 – năm mà FPTTelecom vẫn tăng trưởng lợi nhuận hơn 50% so với 2008.

Năm 2011 và 9 tháng đầu năm 2012, 2 công ty "con đẻ” của Đình Anh là FPTTelecom và FPTOnline vẫn tăng trưởng rất ấn tượng về lợi nhuận, bất chấp khủng hoảng kinh tế. Năm 2011, FPTTelecom và FPTOnline (đơn vị mới tách ra từ FPTTelecom) đạt lợi nhuận trước thuế 800 tỷ đồng, tăng hơn 33% so với 2010. Còn 9 tháng đầu năm 2012, 2 công ty này tiếp tục tăng trưởng và đóng góp tới 40% tổng lợi nhuận của Tập đoànFPT.

Nhận xét về cách vận hành để tạo ra hiệu quả kinh doanh của Trương Đình Anh, ông Nguyễn Đình Chiến - Phó tổng giám đốc Công ty thông tin di động MobiFone nói 2 từ: "Tuyệt đỉnh!”. Nếu xét về hiệu quả kinh doanh dịch vụInternet, Trương Đình Anhcó thể coi nhân vật số 1 Việt Nam.

Kỳ sau: Giấc mơ dang dở củaTrương Đình Anh


BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM
Sống trẻ
Phim ảnh
Công nghệ
Thế giới

Khám phá

Khoa học

Ảnh Video Clip

Thị trường

Tài chính chứng khoán

Bất động sản

Thông tin doanh nghiệp

Đời sống

Phóng sự

Từ thiện

Sống trẻ

Giáo dục

Việc làm

Gương mặt trẻ

Tuyển sinh
Phim ảnh

Truyền hình

Chiếu rạp

Thể thao

Việt Nam

Ngoại hạng Anh

La Liga

Thể thao Quốc tế

Hậu trường

Bài ảnh và Clip

Giải trí

Trong nước

Quốc tế

Âm nhạc

V-pop

K-pop

Âu Mỹ

Đẹp

Thời trang

Làm đẹp

Người đẹp

Công nghệ

Thiết bị số

Nội dung số

Blog

Ẩm thực

Du lịch

Chuyện 4 phương

Tình yêu