Hành trình tụt dốc của Quốc Cường Gia Lai
Lập kế hoạch phát triển các dự án bất động sản quá lớn trong khi thị trường khủng hoảng là nguyên nhân khiến đại gia Quốc Cường Gia Lai (QCG) gặp khó khăn.
Theo bản cáo bạch, QCG được thành lập năm 1994 với tên gọi Xí nghiệp tư doanh Quốc Cường, lĩnh vực kinh doanh chính là khai thác chế biến gỗ xuất khẩu; mua bán và xuất khẩu hàng nông lâm sản và cà phê; xuất nhập khẩu phân bón, với hơn 500 lao động. Năm 2005, liên kết với Xí nghiệp tư doanh Hoàng Anh thành lập Công ty TNHH Xây dựng và Phát triển Nhà Hoàng Anh và bắt đầu lấn sân sang lĩnh vực
Đến ngày 21/3/2007 chính thức chuyển đổi thành Công ty Cổ phần
Chủ tịch HĐQT Quốc Cường Gia Lai Nguyễn Thị Như Loan và con trai - Nguyễn Quốc Cường |
Sau khi chuyển hướng sang lĩnh vực
Thế nhưng, khi vốn điều lệ của QCG vượt mốc 1.000 tỷ đồng thì thị trường
Sau năm tài chính bết bát này, lãnh đạo QCG vẫn cố gắng trấn an cổ đông rằng khả năng thanh toán của doanh nghiệp vẫn rất khả quan và doanh nghiệp đã có giải pháp ứng phó với khó khăn. Cụ thể, vốn chủ sở hữu tính đến thời điểm 31/12/2011 chiếm 183,37% vốn điều lệ, thể hiện giá trị thặng dư trên vốn chiếm rất cao, đảm bảo cho các rủi ro kinh doanh trong năm 2012 nếu như thị trường không có dấu hiệu hồi phục.
Tuy nhiên, sự tự tin này của lãnh đạo QCG đã không được "đền đáp”, khi lợi nhuận 6 tháng đầu năm 2012 tiếp tục là con số âm. Theo báo cáo tài chính quý II/2012, lợi nhuận của QCG trong quý này đạt chưa đầy 2,4 tỷ đồng (giảm hơn 93% so với cùng kỳ năm 2011). Dù lợi nhuận là con số dương, nhưng lũy kế 6 tháng đầu năm 2012, QCG vẫn lỗ hơn 1,4 tỷ đồng. Kết quả này khiến QCG bị loại khỏi nhóm VN30 trong lần xét duyệt lại mới đây. Từ mức giá khoảng 1.6, sau khi bị "rớt hạng” QCG liên tục rớt giá và hiện giao dịch ở mức 0.7 (tương đương mức giảm hơn 50%).
Quốc Cường Gia Laichọn hướng đi sai?
Theo giải trình của QCG, nguyên nhân dẫn đến sự suy giảm này do doanh thu chính là sản phẩm
Dù xác định thị trường
Ngoàibất động sản, hiệu quả kinh doanh của QCG ngày càng đi xuống còn bắt nguồn từ việc doanh nghiệp "ôm đồm” nhiều dự án không thuộc sở trường. Điển hình là việc đầu tư vào lĩnh vực xây dựng nhà máy thủy điện. QCG hiện đang thực hiện 4 dự án thủy điện gồm: Iagrail I, Iagrail 2, Ayuntrung và Plekeo.
Trước tình hình khó khó khăn hiện nay, QCG đã chủ động triển khai các dự án thủy điện chậm lại thay vì xây dựng cùng lúc 4 dự án. Dù chủ động chậm lại nhưng QCG vẫn phải triển khai các việc đo vẽ, đền bù và hoàn tất thủ tục giấy phép đầu tư cho 4 công trình thủy điện. Đây là vấn đề nan giải, bởi đây là lĩnh vực đầu tư đặc thù nên phần lớn các dự án thủy điện thường khan hiếm nhân lực trong giai đoạn đầu tư và xây dựng.
Trong khi đó, gặp phải mùa mưa nên việc xây dựng hết sức khó khăn nhưng doanh nghiệp vẫn phải đẩy nhanh tiến độ xây dựng và nhập khẩu máy móc, nếu không địa phương sẽ thu hồi dự án. Vì lý do này, QGC vẫn phải thường xuyên dồn vốn vào các dự án thủy điện dù lãi suất vay và tỷ giá tăng.