Lớp Chuyên Viên Website Lành Nghề Online
Thị trường | Tài chính chứng khoán (10:22 ngày 26/01/2013) | Xem ( 3713)

Công ty nào sẽ theo gót Chứng khoán Âu Việt?

Không doanh thu, lỗ nhiều năm liên tiếp, nhiều công ty chứng khoán đã trở thành cái bóng của chính mình nhưng vẫn chưa tuyên bố phá sản hay giải thể.

Năm 2012, thị trường chứng kiến nhiều công ty chứng khoán lũ lượt xin rút nghiệp vụ, hoặc bị buộc bỏ hoạt động do không đáp ứng yêu cầu về tài chính. Thay vì hoạt động với cả 4 nghiệp vụ là tư vấn, phát hành, bảo lãnh và môi giới, nhiều công ty thậm chí không còn sàn giao dịch, chỉ tồn tại như một doanh nghiệp tư vấn.

Nếu như công ty Chứng khoán SaigonBank Berjaya đã thông báo lấy ý kiến cổ đông bằng văn bản để rút bớt nghiệp vụ bảo lãnh phát hành chứng khoán thì công ty chứng khoán Viễn Đông (VDSE) cũng thông báo rút nghiệp vụ tự doanh chứng khoán từ ngày 19/11/2012. Trước đó, Chứng khoán Âu Việt, Chứng khoán Sao Việt cũng tự nguyện rút nghiệp vụ từ giữa năm 2012.

Rút nghiệp vụ môi giới không hẳn là "lời kết" cho một công ty chứng khoán, vì đây có thể là cách thức tồn tại trong khó khăn nhất thời.

Ngoài những trường hợp tự động rút nghiệp vụ, không ít các doanh nghiệp bị bắt buộc bỏ hoạt động môi giới như Chứng khoán Trường Sơn, Đông Dương và Chứng khoán Hà Nội do khó khăn tài chính, không đủ tiêu chuẩn giao dịch. Ngoài ra, Chứng khoán SME cũng phải rời hẳn thị trường vì hàng loạt bê bối về "lừa đảo, chiếm đoạt tài sản”.

Vào tháng 8/2012, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước cũng đã ra quyết định đặt 7 công ty chứng khoán vào diện kiểm soát đặc biệt (công ty Chứng khoán Cao Su, Vina, Hà Nội, Trường Sơn, Đà Nẵng, Mê Kông, và Công nghiệp và Thương mại Việt Nam).

Thậm chí công ty Chứng khoán Nam An (NASC) ghi nhận năm lỗ thứ 5 liên tiếp khi doanh thu các mảng tư vấn, tự doanh, môi giới mang lại cho doanh nghiệp chưa đầy 1 tỷ đồng. Năm 2012, NASC lỗ 2,5 tỷ đồng, giảm 1,82 tỷ đồng, lũy kế cả năm âm 71 tỷ đồng. Đây cũng là công ty chứng khoán duy nhất chưa từng lãi kể từ khi thành lập đến nay.

Tuy nhiên, dù bị rút nghiệp vụ, hoạt động rơi vào trạng thái tê liệt, thậm chí không có cả văn phòng để hoạt động, những công ty chứng khoán này chưa từng tuyên bố phá sản. Theo một chuyên gia chứng khoán, môi giới là nghiệp vụ đặc trưng của công ty chứng khoán, trong khi những mảng khác như tư vấn, tự doanh thì nhiều loại hình doanh nghiệp khác cũng có thể làm được. "Nghiệp vụ môi giới là ‘linh hồn’ của công ty chứng khoán. Vì vậy, việc rút nghiệp vụ môi giới, công ty chứng khoán về bản chất đã không còn là chính mình nữa”, ông này nói.

Mới đây, thị trường mới đón nhận tin sốc khi một công ty chứng khoán "dám" công khai xem xét quyết định giải thể doanh nghiệp, thậm chí đã tính những bước đi để việc giải thể hạn chế được tối đa thiệt hại cho nhà đầu tư. Chủ tịch công ty này, ông Đoàn Đức Vịnh, cũng không ngần ngại khi chia sẻ với báo giới rằng sở dĩ công ty không thể lãi vì "không thể nào cạnh tranh vững mạnh với các công ty chứng khoán lớn có nhiều chiêu trò được".

Lỗ lũy kế hơn 150 tỷ đồng, trở thành trường hợp đầu tiên tuyên bố giải thể trong bối cảnh nhiều công ty chứng khoán khác thậm chí còn lỗ nặng hơn vẫn chưa chịu từ bỏ thị trường, Chủ tịch AVS cho biết bản thân đã quá mệt mỏi và không còn hào hứng với chứng khoán. "Thị trường chứng khoán Việt Nam quá nhỏ bé mà có tới 105 công ty hoạt động... đối với các công ty chứng khoán nhỏ, thua lỗ kéo dài, việc giải thể công ty không phải là ý kiến tồi".

Tuy nhiên, không phải công ty nào khi vướng kiếm soát đặc biệt hay thua lỗ đều rơi vào vòng xoáy khó khăn. Đơn cử như Chứng khoán Golden Bridge Việt Nam. Sau khi bị kiểm soát đặc biệt, đình chỉ hoạt động rồi bị điều tra thao túng giá chứng khoán, công ty này vẫn trụ lại trong ngành với lợi nhuận tính đến quý III/2012 là gần 3 tỷ đồng, chủ yếu đến từ mảng tự doanh. Thậm chí, sau 6 năm thua lỗ liên tục, tổng vốn từ 60 tỷ đồng chỉ còn chưa đầy 10 tỷ đồng (tính đến hết quý II/2012), quý IV/2012, công ty Cổ phần Chứng khoán Tầm Nhìn bất ngờ hồi sinh khi có trong top 10 thị phần môi giới của sàn TP.HCM.

Tín hiệu từ những phiên đầu tiên của năm 2013 dường như đã khả quan hơn cho ngành chứng khoán khi khối lượng giao dịch trên hai sàn tăng vọt, trung bình khoảng 2.000 tỷ/phiên, gấp hơn 5 lần giá trị giao dịch của tháng 11/2012, cùng với những biện pháp hỗ trợ như tăng biên độ giao dịch, giảm phí lưu ký... từ phía cơ quan quản lý. Điều này có thể khiến lợi nhuận quý 1/2013 của các công ty chứng khoán "dễ thở” hơn, đặc biệt là mảng môi giới, dù theo một chuyên gia trong lĩnh vực chứng khoán, các sàn giao dịch có đủ sức kéo dài chuỗi thăng hoa hay không còn phụ thuộc vào khả năng "ngấm” chính sách của thị trường.

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM
Thế giới
Công nghệ
Blog
Thế giới

Khám phá

Khoa học

Ảnh Video Clip

Thị trường

Tài chính chứng khoán

Bất động sản

Thông tin doanh nghiệp

Đời sống

Phóng sự

Từ thiện

Sống trẻ

Giáo dục

Việc làm

Gương mặt trẻ

Tuyển sinh
Phim ảnh

Truyền hình

Chiếu rạp

Thể thao

Việt Nam

Ngoại hạng Anh

La Liga

Thể thao Quốc tế

Hậu trường

Bài ảnh và Clip

Giải trí

Trong nước

Quốc tế

Âm nhạc

V-pop

K-pop

Âu Mỹ

Đẹp

Thời trang

Làm đẹp

Người đẹp

Công nghệ

Thiết bị số

Nội dung số

Blog

Ẩm thực

Du lịch

Chuyện 4 phương

Tình yêu